“Mục tử” là một hình ảnh rất quen thuộc của nền văn minh nông nghiệp còn trong trạng thái thô sơ của thời du mục vùng Trung Đông. “Người chăn chiên” được Chúa Giêsu dùng để diễn tả tương quan vừa mật thiết, vừa rất “dễ thương” giữa Người và chúng ta.
Mục tử nhân lành
Chúa Chiên Lành là một hình ảnh quen thuộc trong Kinh Thánh, được dùng để mô tả Chúa Giêsu Kitô. Hình ảnh này xuất hiện trong nhiều đoạn Kinh Thánh khác nhau, nhưng nổi bật nhất là trong Tin Mừng Gioan 10:11-18, nơi Chúa Giêsu tự xác định mình là Chúa Chiên Lành:
“Ta là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên. Người làm thuê không phải là Mục Tử và chiên không thuộc về anh ta. Khi thấy sói đến, anh ta bỏ chiên chạy trốn và sói vồ lấy và tản mát chiên. Người làm thuê bỏ chạy vì anh ta là người làm thuê và không quan tâm đến chiên.
“Ta là Mục Tử nhân lành. Ta biết chiên của mình và chiên của ta biết ta. Cũng như Cha biết ta và ta biết Cha. Ta hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên. Ta có những chiên khác không thuộc đàn này. Ta cũng phải dẫn chúng về và chúng sẽ nghe tiếng ta. Rồi sẽ có một đàn và một Mục Tử.
“Cha yêu mến ta vì ta hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Không ai lấy mạng ta đi, nhưng chính ta tự ý hy sinh nó. Ta có quyền hy sinh nó và có quyền lấy lại nó. Đó là mệnh lệnh mà Cha đã ban cho ta.”
Hình ảnh Chúa Chiên Lành có nhiều ý nghĩa sâu sắc. Thứ nhất, nó nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu là người chăn dắt của chúng ta. Ngài là Đấng bảo vệ chúng ta khỏi những kẻ thù và dẫn dắt chúng ta đến đồng cỏ xanh tươi. Thứ hai, nó nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu đã hy sinh mạng sống mình cho chúng ta.
Ngài đã chết trên thập tự giá để cứu chúng ta khỏi tội lỗi và mang lại cho chúng ta sự sống đời đời. Thứ ba, nó nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu yêu thương chúng ta vô điều kiện. Ngài sẵn sàng hy sinh tất cả vì chúng ta.
Một hình ảnh sống động
Chúa Giêsu chính là Mục Tử nhân lành mà đàn chiên yêu mến và luôn “theo sau”, là chính Mục Tử mà chiên “nghiện” và bám riết lấy Ngài chứ không chịu theo người lạ. Ngài “biết” rõ chiên của Ngài từng con một. Chiên nào ốm yếu bệnh hoạn tật nguyền ra sao, chiên nào dễ thương ngoan ngoãn, chiên nào đã từng lầm lỡ quay lưng, được “vác” trên vai trở về…
Ngài yêu hết, cưng hết dù cách chăm sóc có khác nhau tùy hoàn cảnh khác biệt. Còn lũ chiên ngoan thì nghe tiếng Ngài, nhận biết được tiếng của Ngài, hiểu ý Ngài, Ngài khẽ gọi hay ra dấu hiệu nhỏ là chúng biết ngay và quay ngoắt chạy theo.
Chiên mà gặp “đồng cỏ” thì tha hồ ăn no say thỏa thích. “Đồng cỏ” tươi là chính Máu Thịt của Chủ, ăn mãi mà không chán, không hết. Càng ăn càng “khỏe mạnh” và “lớn” lên mãi, “tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào”. Vị Mục Tử Giêsu đã hy sinh tính mạng vì đoàn chiên, Ngài đã chấp nhận cái chết vô cùng bi thương trên Thập Giá để Cứu Độ con người.
Trong Ngài những ai tin và sống đức tin thực sự sẽ được hạnh phúc sung mãn tràn đầy. Vì yêu thương Ngài đến để thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa, quy tụ thành một đoàn chiên duy nhất, bất kể dân ngoại hay không cắt bì.
Hôm nay, mỗi người chúng ta tự hỏi: tôi có phải là chiên của Chúa không? Nếu phải thì tôi có biết Chúa không và nếu biết thì biết thế nào ? “Biết” ở đây, không có nghĩa là “biết” nhờ đức tin, nhưng là “biết” nhờ đức mến.
“Biết” không có nghĩa là “biết” được diễn tả qua thái độ tin, nhưng là “biết” được diễn tả qua việc làm. Chính thánh Gioan Tông Đồ đã viết điều này và làm chứng ở nơi khác: “Ai nói mình biết Thiên Chúa mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối” (1 Ga 2, 4).
Vậy, ai chân thành đi theo Chúa Giêsu thì được nuôi dưỡng nơi đồng cỏ xanh tươi muôn đời. Đồng cỏ của đoàn chiên đây là gì nếu không phải là cảnh thiên đàng luôn xanh ngắt, khiến tâm hồn ngập tràn niềm vui, nơi có Thiên Chúa luôn hiện diện, nơi đây chiên theo Chúa và làm theo ý Chúa sẽ được hân hoan mừng lễ cùng với bao công dân Nước Trời.
Chúa Chiên Lành
1. Hy sinh mạng sống Mình
Đức Giêsu tiếp tục dùng hình ảnh người mục tử và đàn chiên, để nói về chính mình trong tương quan với chúng ta :
Tôi chính là Mục Tử nhân lành.
Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình
cho đoàn chiên.
Và như chúng ta có thể dễ dàng nhận ra, từ đầu đến cuối bài Tin Mừng, Đức Giê-su cứ nhắc đi nhắc lại hành động hi sinh mạng sống :
Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.(c. 15)
Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hi sinh mạng sống mình.(c. 18)
Những lời này của Đức Giê-su vừa hướng về sự hi sinh sự sống của Ngài trong cuộc Thương Khó và trên Thập Giá, và vừa làm cho chúng ta hiểu mầu nhiệm Thương Khó và Thập Giá hơn, dưới ánh sáng của hình ành « Người Mục Tử nhân lành ».
2. Nhân lành và luôn nhân lành
Thật vậy, điều phải làm cho chúng ta kinh ngạc, đó là, đáng lẽ ra người mục tử phải dùng sức mạnh và khí giới để đánh đuổi sói dữ đến « vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn » ; theo kinh nghiệm sống của chúng ta, người mục tử phải hành động như thế để tự vệ và để bảo vệ đàn chiên. Nhưng với Đức Giê-su, một cách lạ lùng Người để cho Sói Dữ tấn công mình, thay vì tấn cống đàn chiên ;
Và Ngài để cho Sói tấn cống đến cùng, nghĩa là nó giết được Ngài, và Ngài hi sinh mạng sống của mình vì đoàn chiên. Tại sao vậy ? Tại sao Ngài để cho mình bị tấn công mà không tự vệ ? Và câu hỏi này hoàn toàn phù hợp với cuộc Thương Khó : tại sao, Ngài không dùng sức mạnh và khí giới để tự vệ và tiêu diệt những kẻ dữ và gian ác ?
Kinh nghiệm sống sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào : chúng ta có thể dùng một chút bạo lực để huấn luyện loài vật, nhưng đến một giới hạn nào đó, thì chúng ta phải dừng lại, bởi vì bạo lực tự bản chất không phù hợp với nhân tính, nhưng với thú tính. Vì thế, có cái gì đó không ổn, cho dù chấp nhận được, một người bình thường hiền lành, nhưng bổng trở nên hung dữ và bạo lực với loài vật.
Vậy, chúng ta hãy hình dung ra Đức Giê-su, vị « Mục Tử Nhân Lành » của chúng ta dùng sức mạnh và khí giới để đánh đuổi sói dữ, đánh đuổi và diệt trừ những kẻ dữ và gian ác. Hình ảnh này, cho dù là chống lại Sự Dữ, vẫn không tương hợp với căn tính thần linh của Ngài, đó là nhân lành và nhân lành tuyệt đối.
Hành động bạo lực, cho dù là có lí do chính đáng, vẫn không tương thích với căn tính nhân lành tuyệt đối của Ngài. Và đây chính điểm khác tuyệt đối nhất, giữa con người và Thiên Chúa. Loài người chúng ta hằng ngày vẫn phải dùng bạo lực chống lại bạo lực, để gìn giữ an ninh trật tự xã hội, để bảo vệ chủ quyền đất nước và đôi khi để răn dạy con cái trong gia đình.
Loài người chúng ta phải làm thế để bảo vệ « công bình và công lí », nếu không sự dữ và bạo lực sẽ lộng lành ; nhưng ai cũng biết là làm như thế, thì không thể loại trừ được bạo lực, không thể loại trừ Sự Dữ tận gốc rễ được. Dùng bạo lực chống lại bạo lực, người ta chỉ có thể ngăn chặn bạo lực lại thôi, như con đê mong manh ngăn chặn sóng dữ ; và kinh nghiệm sống cho thấy, dùng bạo lực chống lại bạo lực sẽ làm phát sinh thêm bạo lực.
3. Phục Sinh vinh hiển
Xin cho chúng ta hiểu sâu xa và cảm nếm sự nhân lành tuyệt đối của Đức Giê-su trong mầu nhiệm Thương Khó ; và nhất là hiểu được cách Ngài chiến thắng Sói Dữ : Sói Dữ làm cho Ngài phải chết ; nhưng Ngài lại mạnh hơn sự chết ; và như thế mạnh hơn Sói Dữ. Ngài chiến thắng Sói Dữ, không phải bằng bạo lực, nhưng bằng sự nhân lành, hay bằng sức mạnh của ánh sáng xua tan bóng tối ; như lời Thánh Vịnh loan báo :
Ngài cho miệng con thơ trẻ nhỏ
cất tiếng ngợi khen đối lại địch thù,
khiến kẻ thù quân nghịch phải tiêu tan.(Tv 8, 3)
Theo Tv 8, sống ơn gọi làm người là thống trị thú tính; và để thống trị thú tính con người được mời gọi trở nên « em bé ». Đức Giê-su không chỉ xác chuẩn lời mời gọi này, khi mời gọi chúng ta hãy đón nhận Nước Trời với tâm hồn của một trẻ em (Mc 10, 13-16; Mt 18, 3 và 9, 13-15; Lc 18, 15-17).
Nhưng Ngài còn hoàn tất sứ mạng của em bé, nghĩa là sứ mạng chiến thắng những dã thú, nghĩa là thú tính, sự dữ và bạo lực bằng sự hiền lành và tình yêu của Thiên Chúa, trong cuộc Thương Khó. Vì thế, ơn gọi sống nhân tính đến cùng, không tự biến mình thành thần linh hay thành thú vật, đó là trở nên giống Đức Giêsu.
5 mẫu tượng Chúa Chiên Lành nghệ thuật
Chúa Chiên Lành là một biểu tượng quan trọng trong nghệ thuật Kitô giáo, thường được sử dụng để đại diện cho Chúa Giêsu Kitô. Hình ảnh này xuất hiện lần đầu tiên trong Kinh Thánh, trong sách Gioan 10:11-18, nơi Chúa Giêsu tự xác định mình là “Mục tử nhân lành”.
Hình ảnh Chúa Chiên Lành thường được miêu tả là một con cừu có vương miện trên đầu, đứng trên một tảng đá. Con cừu thường được vẽ với một vết thương trên vai, tượng trưng cho sự hy sinh của Chúa Giêsu trên thập tự giá.
Hình ảnh Chúa Chiên Lành là một biểu tượng của hy vọng và cứu rỗi. Nó nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu luôn ở bên chúng ta, dù chúng ta đang ở trong hoàn cảnh nào. Ngài là Đấng bảo vệ chúng ta và dẫn dắt chúng ta đến sự sống đời đời.
Với những tác phẩm Chúa Chiên Lành dưới đây hy vọng giúp truyền bá hình ảnh Chúa Chiên Lành đến với nhiều người Kitô hữu hơn. Chúa Chăn Chiên – Mục Tử Nhân Lành, là một biểu tượng của hy vọng và cứu rỗi, nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu luôn ở bên chúng ta, dù ta đang ở trong hoàn cảnh nào.
1. CCLNT01
Chúa Chiên Lành – mã số CCLNT01, là tượng Chúa Chiên Lành được điêu khắc hoàn toàn thủ công, từ gốc rễ cây tự nhiên. Hình ảnh Chúa Giêsu và đàn chiên được khắc họa hài hòa lồng vào nét tự nhiên của thân gỗ.
Tượng khắc họa nét hiền hòa nơi khuôn mặt Chúa Giêsu và sự ngơ ngác xen lẫn hiếu động của đàn chiên bên dưới. Thế tay Chúa Giêsu ôm chiên như hình ảnh người mẹ ôm con vào lòng, hiền hòa và ấm áp. Bên phải Chúa Giêsu khắc dòng chữ: “Chiên Ta thì nghe tiếng Ta”.
CHÚA CHIÊN LÀNH
- Chất liệu: gỗ Trai
- Kích thước: cao 87cm
- Màu sắc: tự nhiên
- Đặt hàng: 0931450314
2. CCLNT02
Tượng Chúa Chiên Lành – mã số CCLNT02, được khắc họa rõ ràng hơn qua bàn tay người thợ điêu khắc, phối cảnh phía sau Chúa Chiên Lành như 1 tán cây với bóng mát, nơi mà người Mục Tử và đàn chiên nghỉ ngơi. Vẫn là nét hiền hòa và ấm áp của người Mục Tử – Chúa Chiên Lành, luôn quan tâm và bảo vệ đàn chiên mình.
CHÚA CHIÊN LÀNH
- Chất liệu: gỗ Trai
- Kích thước: cao 112cm
- Màu sắc: tự nhiên
- Đặt hàng: 0931450314
3. CCLTN03
Tượng Chúa Chiên Lành – mã số CCLTN03, tượng Chúa Chiên Lành chạm khắc uốn theo dáng rễ tự nhiên. Sự ân cần và thân thương của người Mục Tử được khắc họa rõ hơn trên mẫu điêu khắc này, từ thế người Mục Tử ôm chiên bằng cả 2 tay, đến sự nghiêng mình ôm chiên con. Dáng rễ với khoảng trống tạo hình nghệ thuật, phía trên bên phải được khắc họa dòng chữ: “Con trông cậy vào Ngài” – nói lên tâm tình phó thác tin tưởng vào Chúa Giêsu, người Mục Tử nhân lành.
CHÚA CHIÊN LÀNH
- Chất liệu: gỗ Trai
- Kích thước: cao 80cm
- Màu sắc: tự nhiên
- Đặt hàng: 0931450314
4. CCLTN04
Tượng Chúa Chiên Lành – mã số CCLTN04, với kích thước cao 65cm nhưng được khắc họa khá chi tiết. Thế người thong dong như người Mục Tử đang trên đường chăn dẫn đàn chiên. Chiên con và chiên mẹ cùng một hướng nhìn, về Chúa Giêsu như muốn tìm sự hướng dẫn từ Chúa Chiên Lành.
CHÚA CHIÊN LÀNH
- Chất liệu: gỗ Trai
- Kích thước: cao 65cm
- Màu sắc: tự nhiên
- Đặt hàng: 0931450314
5. CCLTN05
Tượng Chúa Chiên Lành cuối cùng trong danh sách – mã số CCLTN05, được chạm khắc nguyên khối trên thân rễ trai độc đáo. Hình ảnh người Mục Tử được điêu khắc mềm mại uốn theo dáng rễ. Hy vọng với 5 tác phẩm tượng Chúa Chiên Lành trên đây sẽ lan tỏa được hình ảnh nhân hậu của người Mục Tử là Chúa Giêsu, cùng là quà tặng ý nghĩa đến những người Mục Tử đương thời được Chúa Giêsu giao trọng trách chăn dắt dân Người.
CHÚA CHIÊN LÀNH
- Chất liệu: gỗ Trai
- Kích thước: cao 75cm
- Màu sắc: tự nhiên
- Đặt hàng: 0931450314
Mua tượng Chúa Chiên Lành ở đâu?
Shop Công Giáo online là một cơ sở Công Giáo chuyên cung cấp các tượng ảnh thờ phụng cho bà con giáo dân.
Với mong muốn mang nét đẹp Công Giáo đến với tín hữu yêu mến nghệ thuật Thánh. Shop Công Giáo hy vọng với những nỗ lực của tập thể, sẽ giúp thăng hoa thêm cho đời sống đạo của đại cộng đồng dân Chúa.
Xem thêm các mẫu tượng các Chúa Chiên Lành đẹp tại đây
Shop Công Giáo online – Mang nghệ thuật Thánh đến với ngôi nhà của bạn!
———————————–
QUÝ KHÁCH HÀNG QUAN TÂM XIN LIÊN HỆ:
✟ Shop Công Giáo online – Uy Tín và Chất Lượng ✟
🌐 Website: http://tuonggoconggiaohcm.net/
☎ Hotline: 09.314.50.314 – 0936.705.844(zalo)