Lễ nến trong đạo Công Giáo là gì?

Lễ nến

Khoảng thời gian từ lễ Giáng Sinh đến lễ Đức Mẹ dâng Đức Chúa Giêsu vào đền thờ là 40 ngày. Đây là khoảng thời gian mà theo luật Môisê, các bà mẹ sau khi sinh con trai đầu lòng phải đến Đền thờ Giêrusalem để làm lễ thanh tẩy mình, đồng thời để hiến dâng con trẻ cho Thiên Chúa, rồi chuộc lại con bằng một con chiên hay một cặp bồ câu hoặc chim gáy.

Nghi thức hiến dâng con trai đầu lòng có ý nghĩa nhắc nhớ cho dân Do Thái biến cố trong đêm xuất hành thiên thần của Thiên Chúa đã giết chết các con trai đầu lòng của dân Ai Cập, trong khi các con trai đầu lòng của dân Do Thái thì được tha.

Lễ dâng Chúa Giêsu vào đền thời còn được gọi là Lễ NếnTheo truyền thống, Giáo hội thường làm phép những cây nến và mọi người cầm nến sáng tiến vào thánh đường như một cuộc đón rước Chúa GIÊSU là ánh sáng của muôn dân.

Lịch sử ngày lễ Nến

Đức Mẹ dâng Chúa trong đền Thánh

Lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào đền thờ được mừng kính ở thế kỷ V tại Giêrusalem. Vào ngày kết thúc mùa giáng sinh, tức là 40 ngày sau lễ giáng sinh, Giáo Hội tại Giêrusalem tổ chức rất long trọng biến cố này, còn được gọi là lễ Nến. Sau đó, vào năm 650 của thế kỷ VII, lễ này được mừng kính rộng rãi trong toàn thể Giáo Hội hoàn vũ.

Tuy nhiên, lối hiểu và cách thức diễn tả của Giáo Hội Đông Phương thì nhấn mạnh đến việc gặp gỡ. Gặp gỡ giữa Thiên Chúa và dân của Người. Hình ảnh cụ già Simêon và nữ tiên tri Anna chính là biểu trưng cho dân Chúa thời Cựu Ước mong chờ Đấng Cứu Thế, hôm nay, Đấng ấy đến, Ngài là Ánh Sáng chiếu soi muôn dân. Còn đối với Giáo Hội Tây Phương thì tập trung vào ý nghĩa của việc Đức Maria Dâng con vào đền thờ và việc tẩy uế theo Luật nơi Mẹ Maria (x. Lv 12).

Trong những năm cuối thế kỷ thứ VII, đầu thế kỷ thứ VIII (678-701), Đức Giáo Hoàng Sét-gi-ô I đã quyết định thêm vào đó nghi thức rước nến trước thánh lễ. Cũng chính từ đây, lễ này còn được gọi là Lễ Nến, bởi vì trước thánh lễ có nghi thức làm phép nến ở tiền sảnh nhà thờ hay một nơi nào đó thuận tiện, và sau đó kiệu nến vào trong nhà thờ để cử hành thánh lễ.

Lễ Nến làm toát lên ý nghĩa Đức Giêsu chính là Ánh Sáng chiếu soi muôn dân. Hôm nay Ngài đã đến và soi chiếu dân Người. Chính vì lý do này mà sau này, phụng vụ Giáo Hội tập trung và quy hướng về Đức Giêsu nhiều hơn về Đức Mẹ để làm toát lên vai trò là Ánh Sáng chiếu soi muôn dân nơi Đấng Cứu Thế.

Trong phần khai mạc Lễ Nến và cuộc rước nến, Đức Giáo Hoàng và đoàn đồng tế mặc phẩm phục tím nói lên sự sám hối và ý hướng muốn được thanh tẩy. Điều này ngầm ám chỉ về Đức Maria chưa được thanh tẩy theo luật Do Thái sau khi sinh con.

Khi đoàn rước tiến tới cửa đền thờ Đức Bà Cả trong dịp lễ Nến, thì Chủ tế và đoàn đồng tế thay lễ phục màu trắng để diễn tả sự tinh tuyền, trong sạch của Đức Maria.

Biểu tượng của Lễ nến

Đức Mẹ dâng Chúa trong đền Thánh

Liên quan đến lời tiên tri của Simeon, vào ngày lễ Nến này, Nhà thờ có một nghi thức đặc biệt liên quan đến một cuộc rước và làm phép nến, những ngọn nến là biểu tượng của Chúa Kitô, người đã sinh ra để chiếu sáng bóng tối của thế giới. 

Từ thời cổ đại, các Tiến sĩ của Giáo hội đã coi những ngọn nến được sử dụng trong Lễ Nến có ý nghĩa đặc biệt như một biểu tượng của Chúa Kitô Nhập thể: sáp ong là biểu tượng của thân thể tinh khiết của Người, ngọn bấc của linh hồn Người và ngọn lửa thần tính của Người.

Như Dom Prosper Guéranger, OSB đã viết trong tác phẩm kinh điển của ông,  Năm Phụng Vụ :

“Bí mật của Lễ Nến ngày nay thường được giải thích bởi các người phụng vụ, có niên đại từ thế kỷ thứ 7. Theo Thánh Ivo thành Chartres, sáp ong, được hình thành từ nước ép hoa, luôn được coi là biểu tượng của sự trinh nguyên, biểu thị sự tinh tuyền của Hài Nhi dâng lên Thiên Chúa, Đấng không làm giảm đi, dù là do thụ thai hay khi sinh ra, sự tinh khiết không tì vết của Đức Mẹ của Ngài.

Cũng chính vị giám mục thánh thiện đó sẽ cho chúng ta thấy, trong ngọn nến của chúng ta, một biểu tượng của Chúa Giêsu, Đấng đã đến để soi sáng bóng tối. Thánh Anselm, Tổng Giám mục Canterbury, khi nói về cùng một mầu nhiệm, mời chúng ta xem xét ba điều trong Cây nến đã được làm phép: sáp, bấc và ngọn lửa. Ông nói, chất sáp được sản xuất ra từ con ong, là Thịt của Chúa chúng ta; cái bấc, là Linh hồn của Ngài; ngọn lửa cháy trên đỉnh là thần tính của Ngài.”

Việc làm phép nến cũng tương tự như việc làm phép tro và phép lá trong Mùa Chay và Mùa Phục Sinh, tương ứng. Các tín hữu thường mang theo nến đến tham dự Thánh lễ Nến vào ngày 2 tháng 2 để được làm phép để sử dụng tại nhà trong suốt cả năm.

Tại sao cần làm phép nến và rước nến

Đức Mẹ dâng Chúa trong đền Thánh

Giáo hội Đông phương hiểu Thánh lễ này thể hiện cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và dân Người. Được Ðức Maria và thánh Giuse đem vào Ðền Thánh, Chúa Giêsu đã gặp gỡ dân người mà hai cụ già Symêon và Anna là đại diện. Ðây cũng là cuộc gặp gỡ lịch sử của dân Chúa, gặp gỡ giữa các người trẻ là Ðức Marria và thánh Giuse và các người già là Symêon và Anna.

Chúa Giêsu là trung tâm, chính Người lôi kéo con người đến Ðền Thánh, nhà Cha Người. Ðây còn là cuộc gặp gỡ giữa sự vâng phục của người trẻ và lời tiên tri của người già. Việc tuân giữ Luật được chính Thần Khí linh hoạt, và lời tiên tri di chuyển trên con đường do Luật vạch ra.

Giáo hội Tây phương lại coi đây là Thánh lễ mừng kính Đức Maria: Thanh tẩy theo luật Do thái. Khi sát nhập vào Phụng vụ Rôma, Đức Giáo Hoàng Sergiô I (678-701) lại thêm vào nghi thức rước nến. Vì thế, từ đây, lễ này được gọi là Lễ Nến. Vì trước Thánh lễ có nghi thức làm phép nến và kiệu nến vào nhà thờ như cuộc đón rước Chúa Giêsu là Ánh Sáng của muôn dân.

Những cây nến được làm phép và thắp sáng trong ngày lễ Nến này, tượng trưng cho ánh sáng và vinh quang của Chúa Giêsu. Từ cuộc canh tân Phụng vụ năm 1960, thánh lễ này cũng quy hướng về Chúa Giêsu, hơn là Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong Đền thờ.

Lời của cụ già Symêon nói : “Đó là Ánh Sáng chiếu soi muôn dân” (Lc 2, 32). Quả thật, lễ Nến hôm nay ai trong chúng ta cầm nến sáng trong tay mà không nhớ tới ngày cụ già Symêon bồng ẵm Hài Nhi Giêsu, Ngôi Lời trong xác phàm, là Ánh Sáng. Chính cụ là ngọn lửa cháy sáng, chứng nhân của ánh sáng, khi được đầy ơn Chúa Thánh Thần, cụ đã làm chứng rằng Hài Nhi Giêsu là Tình Yêu và là Ánh Sáng chiếu soi muôn dân.

Vậy hôm nay, chúng ta hãy nhìn cây nến cháy sáng tên tay cụ già Symêon, từ ánh sáng đó hãy thắp sáng cây nến của chúng ta…Như thế, chúng ta không những sẽ cầm ánh sáng trong tay, mà chính chúng ta là ánh sáng, ánh sáng trong lòng ta, cho đời ta, và cho mọi người.

Ý nghĩa của Lễ Nến

1. Theo tập tục của luật Môi-sê.

Đức Mẹ dâng Chúa trong đền Thánh
Lễ nến trong đạo Công Giáo là gì?

Bài Tin mừng cho thấy Đức Maria và thánh Giuse đã chu toàn những tập tục của luật Môi-sê liên quan đến việc hạ sinh Đức Giêsu. Luật Môi-sê qui định tất cả các trẻ nam đều phải cắt bì và đặt tên vào ngày thứ 8 sau khi chào đời (x. Lv 12,3; Lc 1,59-60; 2,21).

Khi được một tháng tuổi, trẻ phải được đưa tới Đền thờ để làm lễ chuộc lại con, vì mọi con đầu lòng – dù là người hay là thú vật – đều phải tiến dâng cho Thiên Chúa, vì nó thuộc về Người, rồi phải chuộc nó lại từ Thiên Chúa (x. Xh 13, 2.12-13; Ds 18,15-16).

Nếu sinh con trai thì khi nó được 40 ngày, hoặc nếu sinh con gái thì khi nó được 80 ngày, người mẹ phải làm lễ tẩy uế, và phải dâng lễ toàn thiêu bằng một con chiên, người nghèo có thể thay thế bằng một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non như Đức Maria đã làm (x. Lv 5,7; 12,8).

Mặc dù biết Đức Giêsu con của mình, là Thiên Chúa, Đức Maria và thánh Giuse vẫn tuân thủ tất cả những gì luật đòi buộc. Đó là một gương mẫu cho chúng ta.

Sách Xuất hành: “Thiên Chúa phán cùng Môi-sê rằng: Hãy hiến thánh cho Ta mọi con đầu lòng: vật gì bất cứ, khi thông dạ mẹ, thì thuộc về Ta”. Điều luật này tưởng nhớ sự kiện Thiên Chúa giải thoát dân Israel khỏi cảnh nô lệ Ai cập. Vì thế, mọi con trai đầu lòng đều thuộc về Thiên Chúa và phải dành riêng cho Người. Tuy nhiên, sau khi việc phụng tự được dành riêng cho chi tộc Lêvi, thì con trai đầu lòng thuộc các chi tộc khác không phải lo việc phụng tự nữa.

Nhưng để tỏ ra chúng vẫn thuộc sở hữu của Thiên Chúa, nên người ta thực hiện một nghi thức chuộc lại. Sách luật qui định con dân Israel phải hiến dâng một lễ vật tượng trưng để chuộc lại con trai.

2. Đức Maria dâng con theo lề luật.

Đức Mẹ dâng Chúa trong đền Thánh

Theo luật Môi-sê cũng là tục lệ của người Do thái, những người con trai được sinh ra, nhất là con đầu lòng, sau 40 ngày bà mẹ phải đưa đến Đền thờ, trước là dâng con cho Chúa, sau là chính mình làm lễ tẩy uế.

Vậy sau khi Chúa Giêsu sinh ra được 40 ngày, Đức Maria đem con lên Đền thờ dâng cho Thiên Chúa theo luật Do thái. Mẹ Ngài hoàn toàn thanh sạch, không cần phải giữ luật ấy, nhưng Mẹ cũng thi hành đầy đủ lễ nghi, trước là vâng theo ý Chúa, sau là để người ta khỏi sai lầm mắc phải.

Hôm ấy, ông già Simêon là người hằng mong đợi được trông thấy Đấng Cứu Thế, lên Đền thờ cũng là ngày cha mẹ dâng Hài Nhi Giêsu trong Đền thờ. Vừa trông thấy Hài Nhi, được ơn trên soi sáng chỉ dẫn, ông rất vui mừng, vội đưa tay ẵm kính Hài Nhi và chúc tụng Thiên Chúa:”Lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành cho muôn dân: Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Israel dân Ngài” (Lc 2,29-32).

Hai Ông Bà thấy và nghe như thế thì lấy làm lạ, chưa kịp hỏi han gì thì cụ già Simêon nhìn lên Đức Mẹ mà thưa: ”Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người ta chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà”(Lc 2,34-35).

Đồng thời, nữ tiên tri Anna trông thấy Chúa Hài Nhi, bà cũng nói lên lời chúc tụng Thiên Chúa và nói lại cho người ta biết rằng chính Ngài là Vị Cứu Thế muôn dân đang chờ đợi.

Mặc dầu biết Đức Giêsu, con mình, là Con Thiên Chúa, Đức Maria và thánh Giuse vẫn tuân thủ tất cả những gì luật đòi buộc. Và sau cùng, để chuộc lại con mình, hai Ông Bà vì nghèo nàn chỉ dâng lên Thiên Chúa một đôi chim gáy với tất cả tấm lòng thành.

3. Cuộc Rước Nến

Lễ nến

Khi lễ Nến này được du nhập vào phụng vụ Rôma, Đức Thánh Cha Sergiô I lại thêm vào nghi thức rước nến, vì vậy lễ dâng Chúa Giêsu vào Đền thờ hôm nay cũng được gọi là Lễ Nến, vì trước Thánh lễ có nghi thức làm phép nến và kiệu nến vào nhà thờ như cuộc đón rước Chúa Giêsu là Ánh Sáng của muôn dân.

Chính cây nến được làm phép và thắp sáng trong ngày lễ Nến này, tượng trưng cho ánh sáng và vinh quang của Chúa Giêsu. Thánh Xôprôniô, Giám mục Giêrusalem đã nói:

”Đây là ý nghĩa của mầu nhiệm: chúng ta tiến bước, đèn sáng trong tay, chúng ta hăm hở đi tới, mang theo đèn sáng để nói lên rằng ánh sáng đã chiếu soi chúng ta và ánh sáng đó sẽ làm cho chúng ta nên rạng ngời. Nào mau lên, tất cả chúng ta cùng nhau ra đón Chúa. Người là Ánh Sáng thật đã đến, Ánh Sáng chiếu soi mọi người sinh ra trên thế gian. Vậy, thưa anh em, mọi người chúng ta hãy đón nhận ánh sáng và hãy tỏa sáng” (Kinh Sách, các bài đọc ngày 02.02).

Cuộc rước trong phụng vụ lễ Nến hôm nay nói lên đời sống của mỗi tín hữu phải giãi chiếu ánh sáng cho người khác. Chúa Kitô là ánh sáng cho trần gian. “Ánh Sáng” là một từ thường được dùng để chỉ về sự sống và chân lý. Thiếu ánh sáng là cô đơn, nghi nan và lầm lạc. Chúa Kitô là Sự Sống cho thế gian và cho mọi người, Là Ánh Sáng chiếu soi, là Chân Lý giải thoát, Là tình Yêu viên mãn… Mỗi khi cầm nên đi trong đoàn kiệu, chúng ta thông phần vào ánh sáng của Chúa Kitô.

Cầu nguyện

Đức Mẹ dâng Chúa trong đền Thánh

Mỗi khi mừng lễ Đức Mẹ dâng Chúa vào đền thờ(lễ Nến), mỗi người chúng ta được mời gọi nhớ lại Bí tích Rửa Tội chúng ta đã lãnh nhận. Ngày đó, mỗi chúng ta được thuộc trọn về Chúa. Được trở nên con cái Thiên Chúa. Cũng chính từ đó, chúng ta được mời gọi đón nhận Ánh Sáng Chúa Kitô trong cuộc đời của mình, đồng thời có sứ mạng lan tỏa Ánh Sáng ấy cho người khác.

Khi đã thuộc về Chúa và đi theo Ánh Sáng là chính Ngài, chúng ta được mời gọi thực thi Lời Chúa cách yêu mến và trung thành như Mẹ Maria và thánh Giuse đã trung thành giữ luật trong lòng mến.

Mừng lễ dâng Chúa vào đền thờ(lễ Nến) hôm nay, chúng ta còn được mời gọi hãy tín thác và phó dâng cuộc đời, sự nghiệp, tương lai của chúng ta cho Chúa để được sống dưới sự hướng dẫn, dạy dỗ và soi dẫn của Người.

Lạy Chúa Giêsu là Ánh Sáng chiếu soi trần gian. Xin Chúa ban cho mỗi người chúng con được trung thành và yêu mến Luật Chúa như Mẹ Maria và thánh cả Giuse, để luôn được đi trong Ánh Sáng của Ngài. Amen.

Tổng kết

Lễ Nến là một lễ hội tôn giáo được tổ chức vào ngày 2 tháng 2 hằng năm. Lễ Nến là một lễ hội đẹp đẽ và ý nghĩa, là dịp để các tín hữu Công giáo cùng nhau cầu nguyện và suy ngẫm về sự ra đời của Chúa Giêsu.

Dưới đây là một số ý nghĩa của Lễ Nến:

  • Lễ Nến là dịp để các tín đồ Công giáo cùng nhau cầu nguyện và suy ngẫm về sự ra đời của Chúa Giêsu.
  • Lễ Nến là dịp để các tín hữu Công giáo cùng nhau thắp sáng niềm tin vào Chúa Giêsu.
  • Lễ Nến là dịp để các tín hữu Công giáo cùng nhau cầu nguyện cho sự bình an và hạnh phúc cho gia đình và thế giới.
  • Lễ Nến là dịp để các tín hữu Công giáo cùng nhau chia sẻ niềm vui và hạnh phúc với nhau.

Ngoài ra, Lễ Nến còn là một dịp để các tín hữu Công giáo cùng nhau thể hiện lòng biết ơn đối với Chúa Giêsu vì đã đến thế gian và cứu rỗi nhân loại.

Đôi nét về Shop Công Giáo online

Shop Công Giáo online là một cơ sở Công Giáo chuyên cung cấp các tượng ảnh thờ phụng cho bà con giáo dân.
Với mong muốn mang nét đẹp Công Giáo đến với tín hữu yêu mến nghệ thuật Thánh. Shop Công Giáo hy vọng với những nỗ lực của tập thể, sẽ giúp thăng hoa thêm cho đời sống đạo của đại cộng đồng dân Chúa.
Xem thêm các mẫu tượng các Chúa Giêsu đẹp tại đây

Shop Jbcatholic online1

Shop Công Giáo online – Mang nghệ thuật Thánh đến với ngôi nhà của bạn!
———————————– 
QUÝ KHÁCH HÀNG QUAN TÂM XIN LIÊN HỆ:
 Shop Công Giáo online – Uy Tín và Chất Lượng 
🌐 Website: http://tuonggoconggiaohcm.net/
 Hotline: 09.314.50.314 – 0936.705.844(zalo)

Rate this post
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *